Thiệp cưới không chỉ được xem là một thông báo chính thức mà cô dâu chú rể muốn gửi tới mọi người, mà nó còn thể hiện sự hiểu biết và lòng mến khách của cặp đôi. Nếu bạn dùng từ ngữ không khéo sẽ mất lòng khách mời. Vì vậy, bạn cần phải học cách viết thiệp cưới sao cho vừa phù hợp với người nhận, vừa có thể tạo nên dấu ấn cá nhân của mình. Bài viết sau đây của Cưới hỏi 17B Hàng Lược sẽ chia sẻ tới bạn kinh nghiệm viết thiệp cưới chính xác và chuẩn nhất.
1. Thông tin về cha mẹ hai bên
Đối với gia đình theo đạo Công giáo, tên Thánh sẽ được đặt vào trước tên cha mẹ và tên cô dâu chú rể. Do đó, bạn cần tìm hiểu chính xác tên Thánh của mình và cha mẹ. Đối với những đám cưới Phật tử, bạn cũng có thể đưa Pháp danh của cha mẹ và cô dâu chú rể vào thiệp, nhưng hầu hết các đám cưới đều lựa chọn cách ghi đầy đủ họ tên mà thôi.
Với gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời, bạn vẫn nên để tên cả cha lẫn mẹ ở trong thiệp để thể hiện tấm lòng biết ơn công nuôi dưỡng sinh thành của họ. (by Cưới hỏi 17B Hàng Lược)
2. Thông tin về cô dâu chú rể
Nếu cô dâu chú rể là con một trong gia đình thì tên của họ sẽ được viết sau cụm từ Ái nữ/Quý Nam. Cụm từ Trưởng Nữ/Trưởng Nam được dành cho cô dâu chú rể là con trưởng trong nhà. Trong khi đó, nếu là con thứ, danh xưng sử dụng sẽ là Thứ Nam/Thứ Nữ. Con út thì ghi là Út Nam/Út Nữ. Điều này sẽ giúp khách mời hình dung rõ hơn về vai trò, vị trí của cô dâu chú rể trong gia đình mình.
3. Thông tin về khách mời
Theo Cưới hỏi 17B Hàng Lược đây là phần thông tin quan trọng và thường bị sai và dễ gây tranh cãi nhất trong việc viết thiệp cưới. Nếu bạn viết không chuẩn, sẽ khiến cho khách mời cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Thông thường, khách mời của cô dâu chú rể đến từ rất nhiều mối quan hệ bao gồm các bậc trưởng lão, người thân, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp… Khi viết thiệp cưới, bạn nên ghi tên của họ kèm theo danh xưng khách mời, không nên ghi họ tên trống không. Ví dụ: “Kính mời ông/bàbác/cô/dì/anh/chị/em/bạn A”…
4. Thông tin về lễ cưới
Ngày giờ cử hành hôn lễ
Trong thiệp cưới, bạn chỉ cần ghi thông tin về ngày giờ cử hành hôn lễ, còn các lễ đính hôn, lễ ăn hỏi thì bạn nên mời riêng. Ngày cử hành hôn lễ nên được viết rõ cả ngày dương lẫn ngày âm lịch và đầy đủ tháng năm. Trong khi đó, giờ cử hành hôn lễ cần ghi một cách chính xác theo định dạng 24h.
Đối với đám cưới được tổ chức ở nhà thờ, Cưới hỏi 17B Hàng Lược nghĩ bạn cần ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để khách mời đến tham dự và chúc phúc.
Ngày giờ và địa điểm đãi khách
Đây chính là phần thông tin khách mời quan tâm nhất. Bạn nên ghi rõ thông tin địa chỉ nhà hoặc sảnh đãi cưới, nhà hàng tiệc cưới nơi mình tổ chức tiệc, địa chỉ chính xác bao gồm số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố. Nếu có thể, hãy kèm theo một bản đồ chỉ đường đơn giản ghi rõ địa điểm nổi bật dễ thấy nhất gần nơi tổ chức đám cưới như ngã tư đường, trung tâm thương mại, nhà thờ, chùa,… để những bạn bè từ xa đến có thể dễ dàng hình dung và tìm được đúng địa điểm. (by Cưới hỏi 17B Hàng Lược)