Theo truyền thống văn hóa của người Việt, vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ mang mâm quả có các vật phẩm như: Xôi gấc, lợn quay, trầu cau, chè, mứt, hoa quả, bánh kẹo,… sang nhà gái, để thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương. Bên cạnh những lễ vật không thể thiếu kể trên thì trong nghi lễ ăn hỏi còn có thêm một tráp nữa gọi là tráp dẫn lễ. Tuy nhiên, với các cặp đôi trẻ thì có lẽ tráp dẫn cưới là còn khá lạ lẫm với nhiều người? Nếu bạn và người ấy sắp sửa về chung một nhà thì những điều cần biết về đám hỏi và thông tin về tráp dẫn cưới trong bài viết dưới đây của Cưới hỏi 17B Hàng Lược, chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích.

1. Tráp dẫn lễ là gì?

Ngoài những lễ vật thông thường trong lễ ăn hỏi như trầu cau, chè, rượu,… Thì tráp dẫn lễ bao gồm: trầu cau, bánh cốm, chè, rượu, thuốc,…

Tráp dẫn lễ gồm những gì?

Ngày nay tráp dẫn cưới thường chỉ là tiền mặt được bỏ vào phong bao lì xì, mang ý nghĩa là đáp ứng yêu cầu thách cưới từ nhà gái. Tuỳ vào kinh tế của nhà trai mà số tiền đó có thể lớn hoặc nhỏ. Ngoài ra nó còn là lời đáp ứng từ nhà chú rể đến với nhà cô dâu.

Dù bất kể bạn lựa chọn dòng 3 tráp ăn hỏi, 5 tráp ăn hỏi, 7 tráp ăn hỏi hay 9 tráp ăn hỏi thì tráp dẫn lễ đều không thể thiếu.

2. Ý nghĩa của tráp dẫn lễ 

Tráp dẫn lễ thể hiện sự kính trọng của họ nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Không chỉ vậy, tráp còn là sự quý mến, trân trọng cô dâu chuẩn bị đến với gia đình mới.

Tráp dẫn lễ sẽ được người lớn nhất trong gia đình đi đầu đoàn rước cầm vào nhà gái để mong muốn buổi lễ sẽ được thành công tốt đẹp.

Ý nghĩa tráp dẫn lễ

Trên đây, Cưới hỏi 17B Hàng Lược đã trả lời cho câu hỏi tráp dẫn lễ và ý nghĩa của tráp dẫn lễ là gì? Hy vọng những thông tin này có thể giúp cho các bạn chuẩn bị đám hỏi một cách chu đáo nhất. Ngoài ra, Cưới hỏi 17B Hàng Lược còn chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi như: xe cưới, hoa xe cưới, hoa cưới cầm tay, tráp dạm ngõ, cổng hoa cưới, phông rạp cưới, đội bê tráp hỏi,…