Những điều bạn cần nắm rõ về thủ tục lại quả trong đám hỏi

307

Ngày nay, khi xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì con người càng tìm về với những nét đẹp truyền thống. Điều này ta không chỉ thấy ở trong kiến trúc, trang phục mà cả trong những lễ nghi phong tục cưới hỏi. Lễ lại quả là một trong số đó. Vậy trong thủ tục lại quả trong đám hỏi mang ý nghĩa gì, được thực hiện như thế nào thì bạn đừng vội lướt qua bài viết dưới đây của Cưới hỏi 17B Hàng Lược nhé.

1. Thủ tục lại quả trong đám hỏi là là nghi lễ như thế nào?

Thủ tục lại quả hay còn có tên gọi khác là lễ chuyển lại được biết đến là một trong những nghi lễ xuất hiện trong ngày ăn hỏi. Ở đó nhà gái sẽ trao trả lại cho nhà trai một phần lễ vật của mâm quả cưới. Cùng với trao mâm quả, nghi lễ lại quả thực sự là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt ta từ xa xưa cho đến ngày. Chính vì vậy, dù xuất hiện từ rất lâu đời nhưng cho đến nay lễ lại quả vẫn được duy trì và gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi

Nghi lễ lại quả là nghi lễ cuối cùng được thực hiện sau khi các nghi lễ hỏi cưới đã kết thúc. Chúng được xem là nghi lễ kết thúc tốt đẹp, thể hiện môi thâm tình, khăng khít giữa 2 gia đình. Lễ ăn hỏi của nhà trai xin phép nhà gái hỏi cưới cô dâu sẽ chỉ trọn vẹn khi lễ lại quả được được thể hiện trọn vẹn, đúng với phong tục. Sau lễ ăn hỏi sẽ là thời gian chuẩn bị cho lễ cưới tưng bừng của đôi uyên ương.

2. Ý nghĩa của thủ tục lại quả trong đám hỏi

Có thể nói, thủ tục lại quả trong đám hỏi là một nghi thức được xuất phát từ truyền thống lâu đời trong phong tục cưới hỏi của ông bà ta. Trong nhiều nghi thức cưới hỏi xưa, có rất nhiều nghi thức đã được người dân đơn giản hóa hoặc bỏ đi vì nó không phù hợp với thời nay. Trái ngược lại, nghi thức lại quả lại được người dân xem như một nét đẹp của văn hóa cưới hỏi của người Việt chúng ta. Chính vì vậy, nghi thức này được người dân lưu truyền, duy trì và giữ gìn cho đến thế hệ ngày nay.

Ý nghĩa của thủ tục lễ lại quả

Về phía nhà trai, các sính lễ cưới đem sang nhà gái trong lễ ăn hỏi thể hiện tình cảm chân thành, lòng biết ơn của họ đối với nhà gái vì đã có sinh dưỡng cô dâu. Trong sính lễ cưới thường là 3 tráp cưới, 5 tráp cưới, 7 tráp cưới hay 9 tráp cưới. Còn đối với nhà gái, nghi thức lại quả thể hiện sự đáp lễ chân thành, nồng thắm của nhà gái đối với thành ý của nhà trai. Nó mang ý nghĩa “có qua, có lại”.

Đồng thời, nghi lễ này thể hiện sự đón nhận chân thành đối với những mâm quả, tình cảm phía nhà trai đã chuẩn bị và mang đến. Đó không chỉ là hiện thân cho câu trả lời “đồng ý” mà còn là sự chuyển tiếp đến một đám cưới vui vẻ và hạnh phúc của 2 người cũng như 2 bên gia đình.

Sau khi lại quả xong, đám hỏi kết thúc thì trên danh nghĩa theo ông bà ta cặp đôi đã trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau và có thể xưng gọi “bố, mẹ – con” đối với 2 bên nhà trai và nhà gái.

3. Thủ tục lại quả chuẩn trong đám hỏi 

Như đã đề cập bên trên, lại quả được nhà gái thực hiện vào thời gian cuối của buổi lễ ăn hỏi. Có nghĩa là nghi thức này chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành xong hết các nghi thức của buổi lễ ăn hỏi rồi.

Những điều cần lưu ý trong lễ lại quả

Người thực hiện nghi lễ lại quả sẽ là người có vai về, thường là bác cả hoặc các bác về đằng nội, đằng ngoại của cô dâu. Người được lựa chọn lễ lại quả chính là người đã có cả con trai và con gái, có con đường làm ăn/quan chức rộng mở, tính tình hiền hậu, dịu dàng. Đây được coi là người sẽ mang lại may mắn cho cô dâu chú rể. Đặc biệt, cần lựa chọn người lại quả vẫn còn cả cặp dội (lựa chọn bác gái vẫn còn đầy đủ vợ – chồng). Sau khi đã ấn định được người tham gia vào lễ lại quả nghi lễ này sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xé cau trong tráp trầu cau và đặt phần đem lại lễ bằng tay đặt vào khay tráp.
Bước 2: Tách thuốc lá, rượu, chè khô, bánh trái… theo số chẵn (10) và đặt vào tráp lại lễ.
Bước 3: Bê tráp lại lễ đưa cho đội bê tráp của nhà trai trước khi họ lên xe về.

Một vài những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện nghi lễ lại quả một cách trọn vẹn nhất.

– Số quả được đem lại quả thường là số lượng chẵn: 10 quả cau, 10 hộp bánh, 10 lon bia,…Mặc dù cũng có một vài địa phương khi lại lễ lựa chọn số lẻ

– Tráp hoa quả có thể bỏ qua, không cần lại lễ vì chúng thường gắn bằng keo nến không dễ dàng để gỡ ra lại quả.

– Đặc biệt, không được cắt bằng dao, kéo…bởi theo quan niệm kéo sắc nhọn là điểm không may. Các nghi lễ lại quả hoàn toàn cần phải thực hiện bằng tay.

– Khi chia lễ lại quả, đặc biệt phải cho vào khay và lật ngửa nắp hộp, tuyệt đối không được đóng nắp.

Có thể thấy, nghi lễ lại quả rất ý nghĩa và giàu truyền thống văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, trong các lễ cưới hỏi hiện nay, các gia đình đều luôn cố gắng để có thể thực hiện đúng với những gì ông bà ta để lại. Hi vọng, với những thông tin mà Cưới hỏi 17B Hàng Lược cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về nghi lễ lại quả này. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm kiếm những mẫu tráp ăn hỏi thịnh hành nhất năm 2022 thì Cưới hỏi 17B Hàng Lược là điểm dừng chân tuyệt nhất cho bạn.