Những quy tắc vàng trong nghi lễ đỡ tráp của lễ ăn hỏi

9

Như chúng ta đã biết, một lễ ăn hỏi thành công không chỉ có sự góp mặt của cô dâu – chú rể, quan viên hai họ và những mẫu tráp cưới. Mà ở đó còn một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp riêng, đặc trưng nhất của buổi lễ chính là đội bê tráp. Vậy hãy cùng với Cưới hỏi 17B Hàng Lược tìm hiểu  quy tắc vàng trong nghi lễ đỡ tráp của lễ ăn hỏi nhé.

1. Nghi lễ đỡ tráp của lễ ăn hỏi gồm những ai?

Một trong những phong tục truyền thống trong cưới hỏi của người Việt Nam không thể thiếu được đó chính là nghi thức đỡ tráp. Tại nhiều địa phương, phong tục bê tráp còn có những tên gọi khác như bưng quả, bưng lễ.

Đội bê tráp là những người được chọn ra từ nhà trai và nhà gái với số lượng nhất định để tiến hành nghi lễ trao và nhận tráp trong lễ ăn hỏi. Đội bê tráp nam của nhà trai sẽ tiến hành đem những lễ vật của nhà trai đã chuẩn bị sang bên nhà gái và trao cho đội đỡ tráp nữ của nhà gái.

Đội hình bê tráp lễ ăn hỏi

Đội bê tráp của nhà trai bao gồm những nam thanh được tuyển chọn từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của chú rể. Đội này chỉ bao gồm nam giới và là những người nhỏ tuổi hơn chú rể và chưa lập gia đình.

Tương tự như đội bê tráp của nhà trai, đội nhận tráp của nhà gái là những cô gái được chọn ra từ bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của cô dâu. Đội nhận tráp của nhà gái chỉ bao gồm nữ giới. Họ là những người nhỏ tuổi hơn cô dâu và chưa lập gia đình.

2. Sứ mệnh của đội đỡ tráp của lễ ăn hỏi là gì?

Vào ngày lễ ăn hỏi, đội bê tráp nhà trai có trách nhiệm mang những lễ vật đã được chuẩn bị sang bên nhà gái. Khi đến nhà gái, nhà trai sẽ sắp xếp đội hình theo thứ tự: ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và cuối cùng là các thành viên liên quan trong gia đình nhà trai.
Sau khi hai bên chào hỏi nhau, dàn bê tráp bên nhà trai sẽ thực hiện nghi lễ trao tráp cho bên đội đỡ tráp của nhà gái. Trong nghi lễ trao tráp này, việc sắp xếp thứ tự của các tráp cũng rất quan trọng, phải theo đúng phong tục truyền thống:

+ Tráp trầu cau: luôn đi đầu tiên trong lễ ăn hỏi, theo tục lệ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
+ Tráp rượu, thuốc
+ Tráp chè
+ Tráp lợn sữa quay (tùy điều kiện từng nhà, có nhà giữ mâm này, có nhà không)
+ Tráp rồng phượng hoặc tráp hoa quả
+ Tráp xôi ăn hỏi
+ Tráp mứt sen: không thể thiếu trong lễ vật ăn hỏi
+ Tráp bánh phu thê, bánh cốm: Tượng trưng cho âm dương hòa hợp, mang đến sự sung túc và hạnh phúc cho đôi trẻ.

Tuy nhiên thứ tự bê tráp cũng có thể được thay đổi linh hoạt theo yêu cầu của nhà gái hoặc của thợ chụp ảnh để có những tấm hình chụp ăn hỏi đẹp nhất.

Trong nghi lễ đỡ tráp của lễ ăn hỏi đội đỡ tráp bên nhà gái có nhiệm vụ nhận các tráp lễ vật của nhà trai và dâng lên bàn thờ gia tiên. Trong khi trao tráp thì hai đội sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị và đưa trước cho đội bê tráp. Số tiền trả duyên trong phong bao lì xì nên được hai nhà thống nhất từ trước.

Việc trao lì xì của đội bưng quả được thực hiện một cách thân mật và vui vẻ. Nó như là một lời trao duyên cho nhau của đội bê tráp hai nhà, cũng là một lời chúc phúc tương lai cho các cô gái và các chàng trai bê tráp. Hy vọng họ cũng có một đám cưới và hôn nhân hạnh phúc, thuận lợi.

Đội bê tráp sẽ giúp khuấy đảo không khí buổi lễ thêm tưng bừng, náo nhiệt hơn. Đồng thời, với tuổi trẻ và nhiệt huyết của họ như một lời chúc phúc đến với đôi uyên ương, chúc tình yêu của họ mãi mãi ngọt ngào như lúc mới yêu.

3. Chọn trang phục cho đội đỡ tráp của lễ ăn hỏi như thế nào?

Điểm lưu ý khi chọn trang phục cho dàn bê tráp của nhà gái lẫn nhà trai là:
– Chọn trang phục trang trọng, lịch sự hoặc sử dụng trang phục truyền thống Việt Nam
– Trang phục phải đồng bộ về màu sắc.
– Trang phục phải đồng bộ về kiểu dáng

Chọn trang phục cho đội bê tráp hỏi

*, Trang phục cho đội bê tráp nhà trai

Với đội nhà trai thì cực kỳ dễ. Chỉ cần mang trang phục áo sơ mi trắng, thắt chiếc cà vạt trang trọng cùng quần âu chỉnh tề và thêm một đôi giày tây thanh lịch nữa là hoàn hảo.
Tuy nhiên, màu sắc của cà vạt, quần âu và giày tây cũng phải đồng bộ để tạo nên hiệu ứng hài hòa.

Hoặc là các chàng bê tráp cũng có thể mặc trang phục áo dài truyền thống với đồng nhất về kiểu dáng và màu sắc cũng rất phù hợp.

*, Trang phục cho đội bê tráp nhà gái

Áo dài là trang phục phù hợp và phổ biến nhất cho đội nhận tráp nhà gái. Con gái luôn cầu kỳ và điệu đà trên nhiều phương diện, vì vậy việc lựa chọn những tà áo dài bưng tráp cũng nên được các tân nương tương lai quan tâm và chăm chuốt.

Với trang phục áo dài, các nàng nhận tráp có thể kết hợp với giày cao gót và các phụ kiện cho áo dài khác như khăn đóng …

Một điều cần chú ý là tính đồng bộ trong màu sắc và kiểu dáng của chiếc áo dài dành cho đội bê tráp. Màu sắc và kiểu dáng đồng bộ sẽ làm hình ảnh đội bê tráp thêm phần đẹp hơn.
Có thể chọn một số kiểu dáng áo dài sau:

– Áo dài truyền thống: Là một loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài , che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối
– Áo dài cách tân: Thực chất nó bắt nguồn từ áo dài truyền thống nhưng đi theo xu hướng mới mẻ của thời đại , quần áo dài được thay bằng váy qua đầu gối, tay áo ngắn hơn và mẫu mã cổ áo đa dạng chứ không chỉ còn là cổ cao.
– Áo dài cổ điển: như những chiếc áo dài bình thường nhưng hoa văn của chúng sắc sảo hơn, màu sắc rực rỡ hơn

*, Những lưu ý khi chọn trang phục cho đội đỡ tráp của lễ ăn hỏi 

Khi chọn trang phục cho đội hình bưng quả cần lưu ý như sau:

– Màu sắc không rực rỡ hơn cô dâu chú rể.
– Không lựa chọn trang phục cầu kỳ lấn át cả cô dâu, chú rể.
– Trang phục nhà trai và nhà gái phải có sự tương đồng: Nếu nhà trai mặc áo dài truyền thống thì tương tự nhà gái cũng vậy nhé.
– Không lựa chọn cùng màu với trang phục cô dâu, chú rể.

Nếu bạn vẫn còn đang mông lung về những mẫu áo dài của đội đỡ lễ thì bạn có thể tham khảo bảng báo giá đội đỡ tráp trong lễ ăn hỏi tại Cưới hỏi 17B Hàng Lược sẽ khiến bạn bất ngờ và giải quyết được những khúc mắc bên mình.

4. Một số điều kiêng kỵ khi thực hiện nghi lễ đỡ tráp của lễ ăn hỏi

Từ thời xa xưa, người Việt đã có truyền thống cho rằng nếu đám cưới được tổ chức vào ngày tốt thì cô dâu và chú rể sau này mới có cuộc sống hạnh phúc, an lành. Chính vì lý do đó mà ngày nay, khi quyết định làm đám cưới, mọi người hay tìm thầy để chọn ngày lành tháng tốt.

Những điều kiêng kị trong bê lễ ăn hỏi

Thậm chí người ta còn xem cả thời gian tốt trong ngày để tiến hành lễ rước dâu, lễ gia tiên cũng là vì lý do như vậy. Một số điều kiêng kỵ khi thực hiện lễ bê tráp theo người xưa truyền lại như sau:

– Những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng thì tuyệt đối không được tổ chức lễ cưới hỏi. Họ cho rằng nếu tổ chức đám cưới trong những ngày này thì không chỉ cô dâu mà những người tham gia bê tráp sau này sẽ cô quạnh và khó có con.

– Để tránh việc hiếm muộn và hôn nhân không lâu bền thì không nên tổ chức lễ cưới vào năm cô dâu đang ở tuổi Kim Lâu.

– Không nên cưới vào tháng Cô Hôn, tức là tháng 7 âm lịch. Người ta cho rằng tháng này dưới Địa Phủ mở quỷ môn quan. Nếu tổ chức cưới vào tháng này cô dâu, chú rể và cả những người tham gia lễ cưới như dàn bê tráp dễ bị ma ám.

– Những người tham gia bê tráp phải là những nam thanh, nữ tú. Những người này phải là người còn trẻ, độc thân. Tuyệt đối không được chọn những người đã lập gia đình, đã có con hoặc lớn tuổi hơn cô dâu, chú rể.

– Một lưu ý nhỏ với những gia đình phải di chuyển quãng đường xa thì nên lựa chọn và lên kế hoạch sớm để thuê xe cưới cho gia đình và cho đội bê tráp của nhà mình nhé.

Một lễ hỏi muốn thành công viên mãn thì lễ bê tráp cũng phải thành công. Thành công ở đây là sự kết hợp nhiều yếu tố từ tráp cưới đến đội bê tráp. Vì vậy, các gia đình và các cặp đôi nên có những sự tìm hiểu kỹ để tránh những điều không mong muốn trong buổi lễ nhé. Nếu bạn cần tư vấn thêm về tráp ăn hỏi, đội bê tráp hay những vấn đề về lễ cưới thì hãy liên hệ ngay đến Cưới hỏi 17B Hàng Lược. Chúng tôi sẽ luôn giải đáp thắc mắc của bạn và giúp bạn có những cách giải quyết tốt nhất.