Phát biểu là phần quan trọng nhất trong lễ ăn hỏi. Lời phát biểu phải vừa trang trọng, phải vừa có ý nghĩa. Vì thế, người đại diện cho nhà trai lần nhà gái cần phải chuẩn bị và soạn ra trước bài phát biểu để nội dung và câu chuyện được mạch lạc và ý nghĩa. Để có một bài phát biểu gây ấn tượng mạnh nhất thì các gia đình đừng vội lướt qua bài viết dưới đây của Cưới hỏi 17B Hàng Lược, chúng tôi xin được ra mắt #6 bài phát biểu trong đám hỏi ấn tượng sâu sắc nhất.
1. Ý nghĩa của những bài phát biểu trong đám hỏi
Những năm gần đây, thủ tục cưới hỏi của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều để tạo thuận lợi cho cô dâu chú rể và hai bên gia đình. Nhưng lễ ăn hỏi và lễ xin dâu vẫn là hai nghi lễ quan trọng. Chỉ khi hai nghi lễ này diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự thì đôi trẻ mới được hai họ và mọi người chính thức công nhận đã nên duyên vợ chồng. Đám cưới của cặp đôi mới viên mãn, tốt đẹp.

Cũng vì tầm quan trọng của lễ ăn hỏi và lễ xin dâu nên trước ngày tiến hành buổi lễ, hai bên gia đình đều cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu trong đám hỏi. Bài phát biểu được chuẩn bị càng đầy đủ, càng hợp với bối cảnh thì nghi thức hỏi cưới sẽ càng diễn ra thuận lợi…. Hơn nữa, người quan tâm đến bài phát biểu trong đám hỏi, bài phát biểu lễ xin dâu cũng cần biết rằng, tùy từng nghi thức mà bài phát biểu sẽ có sự khác biệt. Bài phát biểu của nhà trai cũng khác so với bài phát biểu của nhà gái. Nếu không hiểu về những điểm khác biệt này. Nếu không nghiên cứu kỹ, bạn khó có thể chuẩn bị một bài phát biểu tốt, giúp việc xin dâu – nhận rể được thuận lợi. Thậm chí, có thể khiến quan viên hai họ hiểu lầm, ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết của hai bên…
2. Ai sẽ là người đại diện phát biểu trong đám hỏi?
Bài phát biểu trong đám hỏi sẽ được thực hiện tại nhà gái, sau khi đội ngũ bưng quả của nhà trai đã trao mâm quả cho đoàn bưng quả nhà gái, bên nhà gái sẽ đón tiếp và mời đoàn nhà trai vào nhà. Tại đây, các sính lễ cưới sẽ được đặt lên bàn được chuẩn bị sẵn để đặt sính lễ. Bên nhà gái sẽ mời bên nhà trai ngồi vào bàn họ. Bàn này được đặt sẵn và chia ra nhà gái ngồi 1 bên và nhà trai ngồi một bên. Sau khi đã an tọa thì đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên, thay mặt bên nhà trai để phát biểu trong lễ ăn hỏi.
Trong lễ ăn hỏi, cả nhà gái và nhà trai đều sẽ có người đại diện đứng ra phát biểu. Người phát biểu trước là đại diện của phía nhà trai. Đại diện phía nhà trai trước tiên sẽ tự giới thiệu mình và thay mặt cho gia đình của chú rể trình bày lý do đến với buổi lễ hôm nay. Sau đó sẽ giới thiệu các thành phần tham dự buổi lễ của phía nhà trai bao gồm những ai? Quan hệ với chú rể như thế nào?
Sau đó là tiếp tục giới thiệu các sính lễ cưới mà nhà trai mang sang để hỏi cưới. Các sính lễ cưới này bao gồm những gì? Số lượng bao nhiêu (3 tráp ăn hỏi, 5 tráp ăn hỏi, 7 tráp ăn hỏi, 9 tráp ăn hỏi hay 11 tráp ăn hỏi)? Lời cuối cùng của đại diện bên nhà trai, cũng là lời kết cho bài phát biểu là xin phép nhà gái đồng ý nhận sính lễ và đồng ý tổ chức hôn lễ cho hai cháu.
Tương tự như nhà trai, nhà gái cũng cử một đại diện ra đáp lại lời phát biểu của phía nhà trai. Đại diện nhà gái cũng tự giới thiệu về bản thân mình và các thành viên tham dự buổi lễ. Sau đó thường là đại diện của nhà gái sẽ cảm ơn đoàn nhà trai đã không ngại đường xa đến đây.

Đại diện nhà gái thay mặt bên nhà gái chấp nhận sính lễ và đồng ý cho bên hai cháu cử hành hôn lễ.
Để cho buổi lễ có thể thành công viên mãn thì nhà gái có thể thuê dịch vụ trang trí tiệc cưới tại nhà gồm phông cưới, nhà rạp cưới, cổng hoa cưới để thể hiện sự lịch sự cũng như đem đến không khí cho buổi lễ.
3. #6 mẫu bài phát biểu trong đám hỏi
3.1. Mẫu phát biểu trong đám hỏi của nhà trai
- Mẫu bài phát biểu trong đám hỏi:
“Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu A – B. Tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cháu Nguyễn Văn A. Trước tiên, tôi xin thay mặt cho gia đình nhà trai gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất đến với toàn thể họ nhà gái và những vị khách quý đã có mặt trong buổi lễ này. Tôi cũng xin giới thiệu thành phần họ nhà trai tham dự lễ ăn hỏi của cháu A – B hôm nay gồm: ông Nguyễn Văn D – ông nội cháu A, ông Nguyễn Văn E – bố cháu A, bà Lê Thị F – mẹ cháu A và các bác, các cô, các chú trong gia đình. Hôm nay, ngày lành tháng tốt, sau thời gian dài tìm hiểu, cháu A và cháu B đã thưa chuyện với hai bên gia đình về quyết định muốn tiến tới hôn nhân. Theo nguyện vọng của hai cháu, đoàn nhà trai chúng tôi có cơi trầu và lễ vật gồm: (…) mang sang xin thưa chuyện với gia đình nhà gái. Mong các cụ, các ông, các bà trong họ nhà gái chấp thuận để cháu A thành con, thành rể trong nhà và cháu B thành con dâu của gia đình chúng tôi. Đại diện cho họ nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn”.
- Mẫu lời cảm ơn của nhà trai:
Người đang tìm những bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay có thể tham khảo thêm cách cảm ơn trước khi ra về của họ nhà trai như sau: “Thay mặt cho toàn thể các thành viên trong gia đình nhà trai, tôi xin có lời cảm ơn đến phía nhà gái. Cảm ơn các cụ, các ông, các bà đã tiếp đó chúng tôi một cách chu đáo để buổi lễ ăn hỏi của cháu A và cháu B hôm nay diễn ra thuận lợi, thành công tốt đẹp. Sau đây, chúng tôi xin phép gia đình được ra về. Xin hẹn gặp lại họ nhà gái trong buổi lễ xin dâu và lễ cưới sắp tới của hai cháu”.
- Mẫu bài phát biểu lễ xin dâu của nhà chú rể:
Tương tự như trong lễ ăn hỏi, trong lễ xin dâu, đại diện của nhà trai sẽ là người phát biểu trước. Sẽ phải là người mở lời với nhà gái để xin cho cô dâu được về nhà chồng. Cụ thể, đại diện nhà trai có thể phát biểu như sau: “Kính thưa tất cả các cụ ông, cụ bà, cô dì chú bác, anh em, bạn bè và quan khách có mặt trong hôn trường ngày hôm nay. Lời đầu tiên, cho phép tôi được đại diện cho gia đình nhà trai kính chúc quan viên hai họ có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui. Thay mặt gia đình, tôi cũng xin được cảm ơn tất cả mọi người vì đã dành chút thời gian quý báu để đến chung vui cùng hai cháu. Xin được giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của chú rể. Tôi rất vinh dự khi được đại diện cho họ nhà trai lên nói đôi lời phát biểu tại lễ đón dâu này…. Trải qua hơn (1 năm) tìm hiểu và yêu thương nhau, hôm nay được sự đồng ý của hai bên gia đình và chính quyền địa phương, hai cháu A và B sẽ chính thức về chung một nhà. Trước sự chứng kiến của quan viên hai họ, nay đoàn nhà trai chúng tôi xin phép được dâng lên gia tiên của họ nhà gái cơi trầu để xin đón cháu B về làm dâu, làm con trong nhà. Qua buổi lễ này, gia đình chúng tôi cũng mong phía gia đình nhà gái sẽ chấp nhận cho cháu A về làm con rể, cháu rể của mình. Kính mong gia đình nhà gái sẽ nhận lời và nhận cơi trầu của gia đình nhà trai chúng tôi”. Sau đoạn phát biểu này, đại diện nhà trai sẽ trao cơi trầu cho đại diện nhà gái. Sau đó, tiếp tục phát biểu xin dâu như sau: “Kính thưa quan viên hai họ. Kính thưa các cụ, các ông, các bà, các anh chị em đã có mặt trong hôn trường ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi rất lấy làm hạnh phúc khi đã được gia đình nhà gái đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Chúng tôi xin cảm ơn những tình cảm nồng ấm này và mong rằng từ nay về sau, tình cảm của hai bên gia đình chúng ta sẽ càng thêm tốt đẹp, bền chặt. Hiện nay, giờ lành đã điểm, chúng tôi xin phép gia đình nhà gái và quan viên hai họ để đón cháu B về làm lễ thành hôn. Trân trọng kính mời tất cả người thân, bạn bè và các vị khách mời cùng về gia đình chúng tôi để tham dự buổi lễ. Tôi xin chân thành cảm ơn”.

3.2. Mẫu bài phát biểu trong đám hỏi của nhà gái
- Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi của nhà cô dâu:
“Thưa các cụ ông, cụ bà và đại diện hai bên gia đình. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Văn C, là ông của cháu B (cô dâu). Hôm nay, tôi xin được đại diện cho gia đình nhà gái gửi lời chúc sức khỏe đến họ nhà trai và toàn thể khách mời. Tôi cũng xin giới thiệu sơ lược về thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm có ông Nguyễn Văn D bố cháu B, bà Lê Thị E mẹ cháu B… Cùng các thành viên khác trong gia đình. Hôm nay là ngày lành tháng tốt, là ngày mà hai cháu A và B cảm thấy tình cảm đã đủ chín muồi, giữa hai bên đã đủ hiểu nhau, thương nhau và sẵn sàng tiến đến làm vợ làm chồng. Phía gia đình nhà trai cũng đã có lời thưa chuyện và cơi trầu, tráp lễ để xin cho cháu B về làm dâu, làm con trong gia đình…. Thay mặt cho nhà gái, tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự chuẩn bị chu đáo của họ nhà trai. Trước tấm lòng, sự chuẩn bị chu đáo của gia đình cũng như tình cảm chân thành của cháu A, nhà gái chúng tôi đồng ý để hai cháu được nên duyên vợ chồng. Nhân đây, tôi cũng có lời gửi gắm đến nhà trai và toàn thể quan khách hai họ. Mong hai bên gia đình sẽ cùng dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận của người làm con. Gia đình chúng tôi mong rằng, các cháu sẽ luôn sống hòa thuận, hạnh phúc. Luôn chia ngọt, sẻ bùi và đồng hành cùng nhau”.
- Mẫu lời đáp lễ và cảm ơn của nhà gái:
Khi phía nhà trai có lời cảm ơn và xin ra về thì phía nhà gái cũng cần có lời đáp lễ và cảm ơn sự chân thành, thiện chí của họ nhà trai. Thông thường, đại diện họ nhà gái sẽ là người đứng ra thay mặt cả gia đình để gửi lời cảm ơn. Bạn có thể tham khảo mẫu lời cảm ơn của họ nhà gái như sau: “Thay mặt gia đình nhà gái, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đoàn nhà trai. Cảm ơn các cụ, các ông, các bà đã không quản ngại khó khăn, đường xá xa xôi để đến với gia đình nhà gái. Chúng tôi cũng xin có một chút lễ vật lại quả gửi về cho gia đình nhà trai. Xin chúc cả gia đình nhà trai lên đường bình an, thuận lợi. Hẹn gặp lại gia đình trong ngày cưới sắp tới của hai cháu”.
- Mẫu bài phát biểu trong lễ xin dâu của gia đình cô dâu:
Ở bài phát biểu lễ ăn hỏi, nhà trai phát biểu xong nhà gái mới phát biểu. Nhưng trong lễ xin dâu, sau đoạn phát biểu đầu tiên thì nhà trai sẽ tạm dừng để phía nhà gái phát biểu, nhận cơi trầu và đồng ý trao dâu cho nhà trai. Đoạn phát biểu này thường có mẫu như sau: “Kính thưa họ nhà trai. Kính thưa các quan khách đã có mặt trong hôn trường ngày hôm nay. Tôi xin được giới thiệu, tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/ bác/ chú…) Của cô dâu. Tôi rất vui và vinh dự khi được gia đình nhà gái tin tưởng để đại diện cho gia đình phát biểu trong buổi lễ trọng đại này. Trước tiên, tôi xin đại diện cho họ nhà gái cảm ơn những lời phát biểu đầy chân thành của đại diện họ nhà trai. Tôi cũng xin thay mặt cho họ nhà gái cảm ơn sự có mặt đông đủ của quan viên hai họ và tất cả khách mời. Chúc mọi người có sức khỏe tốt, có thật nhiều niềm vui trong bữa tiệc mừng của cháu A và cháu B. Phía gia đình nhà gái chúng tôi cũng rất biết ơn khi gia đình nhà trai đã chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để thưa chuyện của hai cháu. Chúng tôi xin phép được nhận cơi trầu và đồng ý để gia đình nhà trai đón cháu B về làm con, làm dâu trong nhà. Đồng thời, chúng cũng rất vui mừng khi được nhận cháu A làm con rể, cháu rể trong gia đình, dòng họ. Kể từ giờ phút này, hai cháu A và B đã chính thức thành rể, thành dâu, thành con, thành cháu của cả hai gia đình. Tuổi đời của hai cháu đều còn trẻ, vẫn còn nhiều điều thiếu sót, non dại. Vì vậy, tôi mong cả hai gia đình sẽ luôn nhắc nhở, chỉ bảo để các cháu được biết trên biết dưới, để cuộc sống của hai cháu được vuông tròn, hạnh phúc. Tôi cũng xin đại diện cho họ nhà gái chúc hai cháu trăm năm hạnh phúc, sớm có quý tử. Kính mời họ nhà trai và tất cả khách mời cùng nâng ly rượu đầy, ăn miếng trầu thơm để chúc mừng cho hai cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn”.
Bên trên là 3 bài phát biểu mẫu trong đám hỏi trang trọng và đầy đủ nhất. Những bài phát biểu này đều được chia ra của đại diện về phía bên nhà trai và bài phát biểu của đại diện phía nhà gái. Nếu trở thành người đại diện cho gia đình mình để phát biểu trong lễ ăn hỏi, chúng ta có thể dựa vào 1 trong 3 bài phát biểu trên để soạn riêng cho mình 1 bài phát biểu hoàn chỉnh. Rất hy vọng, qua bài viết này của Cưới hỏi 17B Hàng Lược sẽ giúp mọi gia đình sắp tổ chức lễ ăn hỏi có thể giảm bớt được phần nào công việc. Đến với Cưới hỏi 17B Hàng Lược các cặp đôi có thể giản lược đi rất nhiều điều đặc biệt là tráp ăn hỏi. Hiện nay, bên chúng tôi đang sở hữu một list những mẫu tráp ăn hỏi rồng phượng đình đám nhất năm 2022 sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của các bạn.