Bí quyết tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn nhất mùa cưới 2022

5

Nếu ta ví lễ dạm ngõ là bước bước mở đầu đặt nền móng cho quan hệ thông gia của hai gia đình thì lễ ăn hỏi chính là sự công nhận chính thức của đôi bên về nàng dâu và chàng rể. Vì vậy, tầm quan trọng của lễ ăn hỏi sẽ cao hơn và sẽ gồm nhiều thủ tục đòi hỏi sự tập trung và quan tâm rất nhiều đến từ các bạn và hai họ. Hãy cùng với Cưới hỏi 17B Hàng Lược tìm hiểu bí quyết tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn nhất mùa cưới 2022 dưới bài viết này nhé.

1. Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới hỏi Việt Nam

Lễ ăn hỏi là thời điểm hai bên gia đình chính thức thông báo việc hứa gả cô dâu cho chú rể. Là giai đoạn quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt lớn trong hôn nhân của đôi bạn trẻ. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để ngụ ý xin được đón nàng dâu về nhà mình làm con cháu trong nhà. Đồng thời, thông qua sính lễ ta còn thấy được thành ý của nhà trai với nhà gái và như một lời cảm ơn của họ về ơn sinh thành đối với cô dâu. Chính điều này đã làm cho lễ ăn hỏi có một tầm quan trọng rất lớn trước hôn lễ.

Mẫu tráp ăn hỏi 5AH – 193

2. Quy trình tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn nhất

Đám hỏi là một thủ tục không thể nào thiếu được của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhưng về thủ tục thì không phải nơi nào cũng giống nơi nào. Mỗi một vùng miền khác nhau thì phần thủ tục cưới hỏi cũng có một vài khác biệt. Nhưng nói chung thì kịch bản chương trình lễ ăn hỏi chung thường diễn ra như sau:

2.1. Nhà trai xuất phát đến nhà gái

Mâm quả hay tráp là lễ vật quan trọng trong lễ ăn hỏi. Mỗi mâm quả sẽ đựng một lễ vật. Tùy theo phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền Bắc, Trung, Nam mà lễ vật có sự khác nhau. Sau khi hai bên gia đình đã thống nhất được số lượng mâm quả, lễ vật trong mâm quả. Đến ngày tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ, không thiếu sót. Tùy theo điều kiện gia đình cũng như “sự thách cưới” của nhà gái mà số lượng tráp, lễ vật có thể khác nhau.

Sau khi kiểm tra đầy đủ các lễ vật, nhà trai xuất phát đến nhà giá để kịp giờ lành. Nhà trai cần đảm bảo tới nhà gái đúng giờ để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, một trong những điều mà gia đình nhà trai cần quan tâm đó là lựa chọn mẫu xe cưới để di chuyển tránh bỏ lỡ giờ lành nhé.

2.2. Chào hỏi hai bên gia gia đình và trao sính lễ

Khi đến giờ lành vào nhà cô dâu, đoàn đại diện nhà trai cần sắp xếp theo đội hình thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà các bậc cao niên đại diện gia đình, tiếp tới bố mẹ, chú rể và đội bê tráp…

Gia đình cô dâu sẽ ra tiếp đón cùng các vị đại diện nhà gái. Sau màn chào hỏi giữa hai bên, đội bê tráp nhà trai sẽ trao lễ vật cho đội bê tráp nhà gái. Hai bên gia đình khi này sẽ trao cho mỗi người trong đội bưng tráp một bao lì xì đỏ lấy may. Mỗi bao lì xì này sẽ đặt bên trong một số tiền nhỏ, để mang đến lời chúc về tình duyên cho những người giúp bê lễ trong ngày ăn hỏi.

Tráp lễ ăn hỏi 368.7T

2.3. Đại diện hai bên gia đình phát biểu

Sau khi bê tráp vào nơi làm lễ, thì đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai dùng nước và nói chuyện với nhau. Đầu tiên, đại diện nhà gái sẽ giới thiệu thành phần tham gia lễ ăn hỏi. Để đáp lại thì nhà trai cũng sẽ giới thiệu các đại diện tham dự. Lời phát biểu trong lễ ăn hỏi bởi các đại diện của hai bên gia đình là những lời chân tình. Chủ yếu là để xin phép và chấp thuận cho đôi lứa được chính thức nên duyên vợ chồng, thành dâu thành rể.

Sau khi phát biểu danh chính ngôn thuận, nhà gái sẽ nhận lễ tráp từ phía nhà trai. Mẹ cô dâu sẽ cùng với chú rể mở tráp rồi mới cho phép chú rể được lên đón cô dâu ra mắt hai bên gia đình.

2.4. Cô dâu ra mắt và cặp đôi thắp hương bàn thờ gia tiên

Sau khi đã nhận tráp thì gia đình nhà giá sẽ cho phép chú rể lên đón cô dâu trên phòng xuống ra mắt nhà trai. Theo phong tục, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi. Sau màn ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm quả một số lễ vật để đem lên bàn thờ gia tiên làm lễ. Tân lang tân nương sẽ tiến hành mời nước họ hàng đôi bên để tỏ lòng biết ơn, dâu hiền rể thảo cùng với mẹ cô dâu thắp hương kinh báo với ông bà tổ tiên.

Nghi thức cô dâu ra mắt trong lễ ăn hỏi

2.5. Bàn bạc về lễ cưới

Sau nghi thắp hương tổ tiên xong, hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày giờ đón dâu là lễ cưới diễn ra. Trong thời gian này, cô dâu chú rể sẽ đón tiếp khách và lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng bạn bè, người thân và đội bê tráp.

2.6. Nhà gái lại lại quả và kết thúc nghi lễ

Việc bàn bạc lễ cưới xong, nhà gái sẽ chia lễ vật và lại quả cho nhà trai. Khi nhà gái trả mâm tráp phải để ngửa nắp lên, tuyệt đối không được đóng nắp lại. Sau khi nhà giá trao đồ lại quả cho nhà trai, và nhà trai xin phép ra về.

Kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Nhiều gia đình cũng sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để mời gia đình, dòng họ, bạn bè thân thiết. Đặc biệt là nhà trai.

Tùy từng địa phương, từng vùng miền sẽ có thêm những nghi thức và phong tục riêng. Nhưng mô hình chung của lễ ăn hỏi hiện đại thì gồm có 6 bước như trên. Điều này đặt ra yêu cầu với mỗi cặp đôi là cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về gia đình đôi bên để chuẩn bị lễ hỏi sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những lễ vật thì có thể tham khảo những mẫu tráp ăn hỏi rồng phượng tại Cưới hỏi 17B Hàng Lược để lựa chọn những mẫu tráp phù hợp nhất.

Đặc biệt, trong đám hỏi, tráp ăn hỏi đóng vai trò rất quan trọng, nó là một chất xúc tác để quyết định nghi lễ ăn hỏi có thành công hay không. Vì vậy, với mong muốn được giúp đỡ các cặp đôi có thể đến với bến bờ hạnh phúc thì Cưới hỏi 17B Hàng Lược vừa tung ra thị trường một album tráp ăn hỏi từ đơn giản đến tinh xảo bạn có thể thoải mái lựa chọn.