Mỗi lễ vật mang một ý nghĩa, biểu tượng khác nhau cho ngày hạnh phúc của các cặp đôi. Ngoài ra thì các lễ vật khác trong bộ tráp ăn hỏi có thể thay đổi theo yêu cầu của nhà gái hay nét văn hóa riêng của từng vùng miền: lễ vật ở miền Bắc khác miền Nam, vùng đồng bằng khác miền núi. Nhưng có 3 món lễ không hề thay đổi ở bất kì đâu trong phong tục lễ ăn hỏi truyền thống đó là: trầu cau, tráp rượu ăn hỏi và trà. Trong đó, tráp trầu cau là lễ vật quan trọng nhất trong số các lễ vật cần chuẩn bị mang đến nhà gái. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của nó. Vậy tráp trầu cau có ý nghĩa gì? Sau đây, Cưới hỏi 17B Hàng Lược xin giới thiệu vài nét cũng như ý nghĩa của tráp trầu cau nhé.

1. Tráp trầu cau là gì ? Tìm hiểu ý nghĩa tráp trầu cau ?

Theo đúng như nghi lễ ăn hỏi truyền thống của người miền Bắc thì lễ ăn hỏi là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái để nhà trai chính thức đặt câu chuyện xin gia đình nhà gái cho đôi nam nữ được tìm hiểu và yêu nhau một cách chính thức và tìm hiểu nhau kỹ rồi sau đó mới đi đến hôn nhân. Lễ ăn hỏi là một nghi lễ quan trọng không kém gì lễ cưới.
Trong số các lễ vật mang đến, tráp trầu cau là tráp lễ ăn hỏi không thể thiếu dù nhà trai chuẩn bị 3 tráp, 5 tráp hay số lượng bao nhiêu đi nữa. Nó quan trọng bởi trầu cau tượng trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ.

Tráp trầu cau CAU – 017

Từ truyền thống xa xưa, các cụ đã có câu “miếng trầu mở đầu câu chuyện”. Muốn thưa chuyện đàng hoàng, đúng quy trình, trầu cau chính là sự khởi đầu không thể thiếu. Mà quan trọng nhất trong thủ tục ăn hỏi chính là những câu chuyện, sự gặp gỡ giao lưu, trò chuyện giữa 2 họ. Vì thế mà tráp trầu cau luôn phải được ưu tiên đi đầu dù là bạn ở bất cứ vùng miền nào đi chăng nữa.

Hơn hết, hình ảnh trầu và cau đã trở thành những thứ cực kỳ gần gũi với đời sống của người Việt. Phong tục ăn trầu của người Việt Nam đã có từ thuở vua Hùng, cha ông mới dựng nước và tục ăn trầu được giữ gìn và lưu truyền cho đến nay. Không chỉ là một món ăn được yêu thích của các ông các bà mà trầu cau còn có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ, đặc biệt là phong tục cưới hỏi.

Miếng trầu luôn đi đôi với lời chào, tuy rẻ nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, tình cảm. Vì vậy, trầu cau đã được rất nhiều nhà thơ, nhà văn đưa vào trong các tác phẩm văn học nghệ thuật như:

“Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”
(Trích thơ)

Cây cau đứng thẳng là biểu tượng của người đàn ông mạnh mẽ, dây trầu quấn quýt bên thân cau là hình tượng của tình yêu bền chặt. Miếng trầu có cau tươi, lá trầu xanh, vỏ cây chay, một chút vôi trắng và thêm một chút thuốc lào khi ăn sẽ có màu đỏ thắm. Mời anh miếng trầu têm cánh phượng, cho tình mình thắm mãi không phai chính là ý nghĩa sâu sắc nhất của tráp trầu cau.

Chính vì vậy, tráp trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất cứ nghi thức đám hỏi nào tại Việt Nam, trầu cau ăn hỏi được ví như biểu tượng danh giá và chung thủy của cặp vợ chồng trẻ và nó có ý nghĩa chúc phúc cho các cặp đôi luôn yêu thương, bền chặt với nhau. Mâm Tráp Trầu Cau biểu tượng cho tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó.

Tráp trầu cau CAU – 003

Tráp trầu cau là một tráp ăn hỏi không thể thiếu kể cả tại miền Bắc từ 3 tráp lễ, 5 tráp lễ, 7 tráp lễ, 9 tráp lễ hay miền Nam là 2 tráp lễ, 4 tráp lễ, 6 tráp lễ, 8 tráp lễ thì đều phải có sự góp mặt.

2. Lưu ý khi chuẩn bị tráp trầu cau

Xưa kia, sau khi nhà trai mang tráp ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái sẽ mang chia mỗi gia đình một quả cau, bánh mứt… Nhưng với xã hội hiện đại, số người ăn cau trầu không còn nhiều nên các gia đình chỉ sắp tráp cau trầu theo số xuất chia. Với người miền Bắc, số lượng cau sẽ theo buồng và được kết khéo léo thêm trầu xanh đảm bảo đủ lễ vật. Nhưng với người miền Nam, tráp trầu cau ăn hỏi sẽ gói gọn trong một mâm lễ với 6 miếng trầu têm cánh phượng nhỏ xinh vô cùng độc đáo.

Tráp trầu cau phải đủ 1 buồng, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Việc chuẩn bị mâm trầu cau đều phải cẩn thận và tỉ mỉ, bởi đó là đánh giá sự chu đáo, trân trọng của nhà trai đối với con gái mình.

Để kết mâm cau trầu đúng cần lưu ý: Người ta chọn những quả cau phải là buồng cau tươi xanh, to và đều trái, nhánh cau thẳng và không được xiêu vẹo. Để có buồng cau như ý, bạn nên mua buồng cau khi mới trổ bông để dễ chăm sóc tốt nhất.

Lá trầu trong mâm cũng không kém phần quan trọng, chọn lá to, nguyên vẹn và xanh mướt nhất. Số lá trầu là lá chẵn bởi theo quan niệm từ xưa, trầu cau phải có đôi có cặp để cuộc sống vợ chồng luôn hạnh phúc, viên mãn.

Mẫu tráp trầu cau 004

Thông thường, các gia đình sẽ xếp 105 quả cau vào tráp để trang trí bởi nó mang ý nghĩa “trăm năm hạnh phúc”. Và số lá trầu gấp đôi trái cau là 210. Hay bạn có thể theo phong tục tập quán của gia đình và xếp theo con số khác,…. Mỗi lá trầu, quả cau được dán thêm chữ hỷ được đặt lên mâm lễ đỏ trang trí nơ mang đến sự may mắn, viên mãn cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi.

Mỗi lễ vật trong đám hỏi đều mang ý nghĩa khác nhau. Nhưng hầu hết đều tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên. Qua bài viết trên, Cưới hỏi 17B Hàng Lược hy vọng đã giúp cho bạn hiểu hơn về ý nghĩa cũng như một vài lưu ý của tráp trầu cau trong đám cưới truyền thống người Việt Nam. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về những mẫu lễ vật trong tráp ăn hỏi thì hãy theo dõi tiếp những bài viết tiếp theo của Cưới hỏi 17B Hàng Lược nhé. Đến với đơn vị không những là vương quốc của những mẫu tráp mà bạn còn được tham khảo thêm những dịch vụ khác: dạm ngõ, xe cưới, hoa cưới cầm tay, hoa xe cưới, phông rạp cưới, cổng hoa cưới,…