Cẩm nang ăn hỏi: những điều cần chuẩn bị cho lễ ăn hỏi

10

Muốn tổ chức một lễ ăn hỏi thành công nhất thì đó là sự kết hợp của rất nhiều thành tố từ nhỏ cho đến lớn. Đặc biệt, là đối với các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm thấu đáo về lĩnh vực này. Vì vậy, để giúp các bạn giải tỏa được áp lực này, hôm nay Cưới hỏi 17B Hàng Lược xin được trình làng những điều cần chuẩn bị trong ngày lễ ăn hỏi cho cả hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. 

1. Thủ tục chuẩn bị trước ăn hỏi

Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi, hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng lễ tráp trong lễ dạm ngõ – buổi gặp mặt thân tình giữa hai gia đình. Dưới đây Cưới hỏi 17B Hàng Lược sẽ liệt kê những điều cần chuẩn bị cho lễ ăn hỏi chuẩn nhất: 

– Thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là số lẻ, từ 3, 5, 7 đến 9, 11, 15 tráp tùy vào từng nhà. Còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn từ 4, 6, cho đến 10, 12 tráp.

Tráp ăn hỏi 7AH – 320

– Điểm chung là trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen mà nhà trai chuẩn bị có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.

– Ngoài ra cả hai gia đình, nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một đội ngũ nam thanh, nữ tú trẻ trung còn độc thân để bê tráp và đỡ tráp. Số lượng đội đỡ lễ ăn hỏi của hai gia đình chuẩn bị tương ứng với số lượng tráp. 

– Cùng trong lần gặp mặt lễ dạm ngõ, cả hai gia đình nên thống nhất ngày giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Thông thường, ngày giờ lễ ăn hỏi sẽ do gia đình nhà trai quyết định, và nếu nhận được sự đồng thuận của nhà gái thì đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường đến nhà gái trao lễ vật.

– Xem ngày cưới hỏi phải chọn ngày tốt hoặc do hai gia đình thỏa thuận với nhau sao cho phù hợp và thuận tiện nhất. Những quy định được điều chỉnh cho phù hợp với đời sống hiện đại nhưng nhìn chung vẫn không khác ngày xưa.

2. Tham dự lễ ăn hỏi gồm những ai?

Đoàn nhà trai bao gồm: Chú rể, bố mẹ, ông bà, các thành viên khác trong họ hàng, và một số thanh niên độc thân bê tráp (bưng mâm quả).

Về trang phục, nhà trai cần chuẩn bị những trang phục lịch sự cho bố chú rể hay các bác, các chú đóng thùng với quần âu, áo sơ mi. Còn các mẹ có thể mặc áo dài truyền thống, hoặc lựa chọn đầm công sở nhằm thể hiện sự tươm tất cũng như tôn trọng nhà gái. Với chú rể nên mặc áo vest lịch sự, và đội ngũ bê tráp sẽ mặc áo dài truyền thống hoặc quần âu, áo sơ mi trắng đồng bộ.

Thành viên nhà gái bao gồm: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số bạn nữ còn độc thân để đón lễ ăn hỏi, số nữ đỡ tráp (đón lễ vật) tương ứng với số nam bưng mâm.

3. Lễ vật ăn hỏi gồm những gì?

Lễ vật ăn hỏi chính là những vật phẩm mà nhà trai mang đến nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi. Lễ vật ăn hỏi được nhà trai chuẩn bị do sự thách cưới của nhà gái về số mâm lễ hay số lượng lễ vật theo phong tục nhà gái. Lễ vật ăn hỏi hiện nay bao gồm: tráp trầu cau, tráp hoa quả, tráp rượu thuốc, tráp chè sen, tráp bánh phu thê, tráp bánh, tráp bia. Và đặc biệt, một lễ vật không thể thiếu đó là tráp lễ đen. Thông thường số lượng tráp sẽ là 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, 11 tráp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. 

Lễ ăn hỏi 7AH – 253

4. Nhà gái cần chuẩn bị như thế nào?

Do lễ ăn hỏi thường được tổ chức ở gia đình nhà gái vậy nên, việc chuẩn bị ở nhà gái cũng phải tươm tất hơn. 

Thứ nhất, nhà gái phải sửa sang, trang trí lại nhà cửa, sắp xếp lại nội thất sao cho đẹp và bắt mắt nhất. Vì lễ ăn hỏi quan trọng hơn lễ dạm ngõ, các gia đình nên đầu tư trang trí phông bạt, bàn ghế đám cưới để cho buổi lễ được hoàn hảo nhất. Ngoài việc dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thì bàn thờ gia tiên chính là vị trí quan trọng nhà gái cần sửa sang và chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ nhằm mời tổ tiên về tham dự lễ ăn hỏi.

Thứ hai, chuẩn bị bánh kẹo, trà quả để đãi khách. Nhà gái nên chuẩn bị sẵn trái cây tươi, hạt dưa, bánh kẹo,… để mời khách. Hoa quả mời khách nên được gọt sẵn, bày biện gọn gàng, đẹp đẽ để thể hiện sự tươm tất. Nước trà được cô dâu pha sẵn để mời bố mẹ hai bên cùng những người lớn. Tất cả đều cần chuẩn bị trước giờ nhà trai đến nhằm tạo cuộc ăn hỏi hạnh phúc nhất.

Thứ ba, chuẩn bị cơm đãi khách. Hiện nay, việc cưới liên tỉnh đã quá quen thuộc với chúng ta, nên có một số gia đình nhà trai và nhà gái cách nhau xa, họ phải khởi hành từ rất sớm vì vậy, một bữa cơm sau khi kết thúc lễ ăn hỏi như một lời cảm ơn của nhà gái và gắn kết hai gia đình thông gia hơn. 

Thứ tư, chuẩn bị trang phục ăn hỏi cho nhà gái. Bên cạnh việc chuẩn bị những nghi thức cho lễ ăn hỏi được hoàn hảo thì trang phục lễ ăn hỏi cũng là điều được gia đình nhà gái quan tâm. Trong lễ ăn hỏi, tốt nhất cô dâu nên mặc áo dài. Áo dài cô dâu trong ngày lễ ăn hỏi thường được may đo riêng để vừa vặn hoặc đi thuê. Cô dâu nên chuẩn bị tươm tất trang phục cho mình trước khoảng 1 tuần khi lễ ăn hỏi diễn ra. Bên cạnh đó, cô dâu nên chọn cho mình 1 thợ trang điểm riêng để make up xinh đẹp trong ngày ăn hỏi. 

Trang phục áo dài AC – 3

Thông thường, hai người cần đẹp nhất trong lễ ăn hỏi chính là cô dâu và mẹ cô dâu. Chính vì thế mà mẹ cô dâu cũng nên được trang điểm, làm tóc theo phong cách quý phái, sang trọng, tôn lên sự quyền quý của mẹ cô dâu. Thường mẹ cô dâu được mặc áo dài, trang trí đính đá, thêu thùa nổi bật.

Đội ngũ bê tráp của nhà gái được mặc áo dài đồng bộ tùy theo số tráp cần đỡ, trang điểm, làm tóc nhẹ nhàng. Tránh quá nổi bật hơn cô dâu. Bởi ngày ăn hỏi hay ngày cưới, cô dâu cần là người xinh đẹp nhất.

Và trên đây là những chia sẻ của Cưới hỏi 17B Hàng Lược về những điều rất cần thiết cho một đám hỏi mà đôi bên gia đình phải chú ý. Mong rằng với bài viết này, các cặp đôi đã có những kiến thức bao quát nhất về lễ ăn hỏi và vận dụng và trong buổi lễ của mình.