Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

3025

Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam quy định thủ tục hôn nhân phải trải qua 6 lễ: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh. Trong đó, lễ nạp thái hay còn gọi lẽ dạm ngõ là ghi thức khởi đầu cho cuộc hôn nhôn của đôi bạn trẻ. Thế nhưng lễ dạm ngõ là gì? Nó có ý nghĩa ra sao và cần phải chuẩn bị những gì thì không phải cặp đôi nào cũng biết. Vậy thì bài viết dưới đây, Cuoihoivip.vn xin chia sẻ đến bạn chi tiết nhất.

Lễ dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

1. Lễ dạm ngõ là gì? 

Đây được xem là bước đầu gặp gỡ của 2 bên gia đình, đặt vấn đề cho đôi trẻ tiến tới mối quan hệ nghiêm túc.

Ngày nay, các nghi thức, thủ tục trong cưới hỏi đã được giảm bớt những phần rườm rà, từ 6 lễ chuyển xuống còn 3 lễ. Trong đó, lễ dạm ngõ là bước quan trọng đầu tiên, mở đầu cho các nghi lễ tiếp theo diễn ra suôn sẻ nhất.

le-dam-ngo-1
Lễ dạm ngõ là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ không biết về lễ dạm ngõ, các thủ tục cần thiết để có buổi lễ trang trọng và thân mật nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất.

2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là lần gặp mắt chính thức đầu tiên giữa 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái. Hai bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh, điều kiện của đôi bên. Ngày nay, mặc dù các cặp trai gái đã thực sự được tự do tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân thì vẫn cần buổi gặp mặt giữa cha mẹ đôi bên. Nhà trai sẽ mang lễ dạm ngõ đến nhà gái ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và bàn đến chuyện trăm năm cho đôi uyên ương.

Ngoài lễ dạm ngõ, để có thể hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất trong ngày cưới, CUoihoivip cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói bao gồm: nhận làm tráp ăn hỏi đẹp, trang trí nhà rạp cưới hỏi, trang trí cổng đám cưới, cho thuê xe cưới, trang trí hoa xe dâu đẹphoa cầm tay cô dâu đẹp

Thời điểm diễn ra lễ dạm ngõ

– Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người miền Bắc. Tuy nhiên, quy định về ngày, giờ diễn ra cũng không quá khắt khe. Gia đình nào cẩn thận thì có thể đi xem ngày.

– Tuy nhiên, 2 gia đình cần thỏa thuận trước thời gian để có sự chuẩn bị chu đáo nhất, tránh những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của hai bên gia đình.

Lễ vật cho tráp dạm ngõ

– Phần lễ vật dạm ngõ cực kì đơn giản, bao gồm trầu cau – lễ vật bắt buộc có trong lễ dạm ngõ của người Việt.Tuy theo từng gia đình, trong lễ dạm ngõ sẽ có thêm một số lễ vật khác hoặc hoa trang trí,…

tráp dạm ngõ đẹp
Tráp dạm ngõ đẹp

– Nhà gái sẽ dọn sạch bàn thờ tổ tiên để chuẩn bị cho đám dạm ngõ. Chuẩn bị bàn ghế, bánh kẹo tiếp khách họ nhà trai. Tùy từng điều kiện của mỗi gia đình, nhà gái có thể chuẩn bị bữa cơm thân mật mời nhà trai dùng bữa sau khi lễ dạm ngõ kết thúc để tăng thêm tình cảm giữa 2 gia đình.

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

– Đây chỉ là buổi gặp mặt thân mật giữa hai bên gia đình nên thành phần tham sự cũng không quá đông. Khoảng tối đa là 7 người đại diện mỗi gia đình là hợp lý. Ngoài cha mẹ đôi bên, đại diện tham dự lễ dạm ngõ còn có thể là ông bà, những người có tiếng nói trong gia đình như cô, dì, chú, bác,…

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lễ dạm ngõ cũng như các thủ tục khác để ngày cưới trọn vẹn nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Lễ ăn hỏi là gì? Các thủ tục trong lễ ăn hỏi truyền thống của Miền Bắc