Theo phong tục cưới hỏi Việt Nam, các cặp đôi cần thực hiện nghi lễ đám hỏi (ở Phương Tây còn gọi là lễ đính hôn) trước khi diễn ra lễ cưới chính thức. Và đây được coi như phần việc quan trọng nhất, khi nhà trai sẽ mang các lễ vật qua nhà gái để thể hiện tấm lòng thành và ngỏ lời nhận dâu. Đối với mỗi một vùng miền, lễ vật trong đám hỏi được chuẩn bị cũng có sự khác biệt. Hôm nay hãy cùng Team Cưới hỏi 17B Hàng Lược tìm hiểu về mâm quả đám hỏi miền Trung trước nhé!
Mâm quả cưới miền Trung gồm những gì? Mâm quả cưới trong các đám hỏi ở miền trung bao gồm rất nhiều lễ vật, nhưng quan trọng nhất trong đó phải kể đến mâm trầu cau, mâm bánh phu thê, mâm rượu thuốc, cặp nến tơ hồng và những lễ vật thách cưới khác.
Mâm trầu cau
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi của cả 3 miền. Theo truyền thuyết từ xa xưa, trầu cau tượng trưng cho tình nghĩa và sự gắn bó keo sơn của vợ chồng. Vì thế, từng miếng trầu, quả cau đều được têm gọn gàng và được dung để sẻ chia cùng với các quan khách trong lễ cưới.
Khác với mâm quả đám hỏi miền bắc, các đám hỏi ở miền trung không yêu cầu về số lượng quả cau trong một mâm trầu cau nên nhà trai hoàn toàn có thể tùy ý tạo nên một mâm lễ đẹp mắt và không quá sơ sài. Đặc biệt, ở Huế, thì mâm trầu cau còn được đi kèm với muối và gừng để biểu tượng cho sự chung thủy, mặn mà của đôi vợ chồng sắp cưới. (by Cưới hỏi 17B Hàng Lược)
Mâm bánh phu thê
Không giống các vùng miền khác khi chọn bánh cốm hay bánh chưng bánh – bánh giầy để bày biện mâm bánh kẹo, người miền Trung lại chọn bánh phu thê làm lễ vật ăn hỏi. Đối với người miền Trung, bánh phu thê là lời hứa thủy chung son sắt của người chồng với vợ sắp cưới của mình. Đây cũng là lời hứa hẹn, lời chúc phúc chân tình nhất của nhà trai dành cho nhà gái.
Bánh phu thê còn tượng trưng cho sự có đôi có cặp của cô dâu và chú rể nên thường được xếp từng cặp với nhau và theo số chẵn. Người miền Trung không có yêu cầu bắt buộc về số lượng bánh nên gia đình nhà trai có thể tùy ý. (by Cưới hỏi 17B Hàng Lược)
Mâm rượu thuốc
Chè, thuốc lá và rượu là những sính lễ cơ bản của nhà trai gửi nhà gái để làm lễ bái tổ tiên xin dâu. Đối với người miền trung, những lễ vật này thường mang ý nghĩa tượng trưng và sẽ được sử dụng để cô dâu chú rể mời thuốc, mời rượu, mời trầu các quan khách trong lễ cưới. Nhà gái cũng tạo điều kiện cho nhà trai để có thể thoải mái trong việc sắp xếp mâm lễ cũng như sính lễ khi không có bất cứ một yêu cầu gì về số lượng.
Cặp nến tơ hồng
Đây là một trong những lễ vật quan trọng mà nhà trai không nên quên trong các lễ vật ăn hỏi ở miền Trung. Cặp nến tơ hồng se duyên sẽ được thắp khi thực hiện nghi thức ăn hỏi. Ngọn lửa là sự tượng trưng của tình yêu cháy bỏng và nồng nàn giữa các cặp đôi. Sẽ là một sự thiếu hụt nếu như nhà trai quên mất việc chuẩn bị cặp nến tơ hồng trong lễ vật đám hỏi. 9/by Cưới hỏi 17B Hàng Lược)
Những lễ vật thách cưới khác
Ngày nay, việc thách cưới cũng đã trở nên đơn giản và không còn là gánh nặng của nhà trai nữa khi nhà gái thường thách cưới theo điều kiện của gia đình nhà chú rể. Dẫu vậy, hầu hết mâm cỗ của nhà trai cũng cầu kỳ và sang trọng hơn để tỏ thành ý với nhà gái.
Những lễ vật thách cưới ở miền Trung thường là lợn quay, gà quay, tiền sính lễ, nem chả… phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Để tránh sự bối rối trong lễ ăn hỏi, hai bên gia đình nội ngoại đều sẽ có một buổi họp mặt để bàn về những lễ vật thách cưới trước khi đám hỏi diễn ra.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về các lễ vật cần có trong mâm ăn hỏi miền Trung để chuẩn bị kỹ càng, đúng và đủ nhất nhé.
Cưới hỏi 17B Hàng Lược Chúc 2 bạn trăm năm hạnh phúc!