Từ bao đời nay, hôn nhân là chuyện chung thân đại sự của con người và rất được coi trọng. Không phải ngày một ngày hai có thể đi đến hôn nhân mà chúng ta phải trải qua một thời gian dài tìm hiểu nhau mới có thể đi đến một kết thúc viên mãn. Vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi: “Nên dạm ngõ vào thời điểm nào là tốt nhất”. Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết sau đây của Cưới hỏi 17B Hàng Lược nhé.
1. Dạm ngõ vào thời điểm nào?
Dạm ngõ là một trong ba nghi thức cưới truyền thống của con người Việt Nam. Đây là nghi lễ đầu tiên, nó đánh dấu buổi gặp chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của hai bên gia đình.
Hiện nay, dù những cặp đôi đang yêu nhau và tự tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân họ phải thực hiện quá trình cho cha mẹ hai bên có buổi gặp mặt, buổi gặp mặt này nhà trai cần mang lễ vật đến nhà gái và chính thức ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại tìm hiểu nhau rồi sau đó mới tính đến chuyện kết hôn.

Nên dạm ngõ vào thời điểm nào? Đây là nghi lễ đầu tiên của phong tục cưới truyền thống nên về mặt thời gian, cũng như các quy định về xem ngày, khung giờ thăm hỏi cũng không quá khắt khe, nhất là vào thời buổi hiện đại như hiện nay.
Tuy nhiên, để cẩn thận trong cuộc hôn nhân thì vẫn còn nhiều gia đình đi xem ngày, giờ trước khi bắt đầu cuộc thăm hỏi. Nhưng đa phần nhà trai tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện để chọn một ngày thích hợp nhất đưa sính lễ đến nhà gái.
Khung thời gian bắt đầu thăm hỏi của hai bên gia đình cần thông báo trước cho nhau để đôi bên cùng chuẩn bị cho buổi gặp mặt một cách chu đáo hơn, tránh những sơ xuất nhỏ gây ảnh hưởng không đáng có đến ấn tượng của hai bên gia đình dành cho nhau. Việc lựa chọn thời điểm này sẽ là một công việc vô cùng quan trọng và xuyên suốt trong quá trình tổ chức hôn lễ từ dạm ngõ đến ăn hỏi và hôn lễ chính thức.
2. Những điều không thể thiếu trong lễ dạm ngõ
Phần trên, Cưới hỏi 17B Hàng Lược đã giúp bạn giải quyết được vấn đề nên dạm ngõ vào thời điểm nào tốt nhất. Vậy trong lễ dạm ngõ nên chuẩn bị những gì, trình tự ra sao thì phần tiếp theo sẽ giải đáp giúp bạn.
2.1. Chuẩn bị sính lễ:
Mặc dù lễ dạm ngõ khá đơn giản nhưng chúng ta cũng không thể không để tâm. Ông cha ta đã dạy: “Vạn sự khởi đầu nan” nên việc chuẩn bị sính lễ rất quan trọng. Trước khi qua gặp mặt nhà gái thì nhà trai cần chuẩn bị đơn giản như: cơi trầu cau – đây là lễ vật không thể thiếu trong thủ tục dạm ngõ của người Việt với quan niệm ông bà xưa để lại “miếng trầu là đầu câu chuyện”, tiếp theo là cặp trà, rượu được gói cẩn thận trong giấy kính đỏ, ngoài ra còn một giỏ trái cây. Mỗi một vùng quê sẽ có những phong tục khác nhau về việc chuẩn bị lễ vật nên nhà trai hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh sai sót nhé. Tráp dạm ngõ có thể nói là phiên bản thu nhỏ của những mẫu 3 tráp hỏi, 5 tráp hỏi, 7 tráp hỏi, 9 tráp hỏi và 11 tráp hỏi.

2.2. Thành phần tham gia:
Trong buổi lễ ngoài sự góp mặt của đôi uyên ương thì sự có mặt của đôi bên gia đình là vô cùng cần thiết. Lễ dạm ngõ là cuộc giao lưu đầu tiên của đôi bên gia đình để tìm hiểu gia cảnh, gia phong của đối phương. Đồng thời, cũng là dịp để hai bên cùng bàn bạc cho lễ thành hôn. Vì vậy, tham dự lễ dạm ngõ thường là những người thân thích nhất trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em,…
Ngoài ra, một lễ dạm ngõ thành công còn có sự góp mặt của rất nhiều yếu tố khác nữa nên các cặp đôi nên dành một chút thời gian để nghiên cứu về nó tránh những điều đáng tiếc không nên xảy ra.
Đăc biệt là lựa chọn phương tiện di chuyển của gia đình nhà trai. Nếu gia đình nhà trai đi ít người thì có thể lựa chọn những dòng xe cưới 4 chỗ đơn giản như hãng xe cưới Mazda, Camry hoặc Mercedes. Còn nếu đi đông người thì bạn có thể chọn phương án những mẫu xe cưới 16 của Huynđai chỗ hay 29 chỗ.
2.3. Trình tự của một một buổi lễ dạm ngõ:
Khi nhà trai mang sính lễ đến gia đình nhà gái, họ gặp mặt trò chuyện với nhau một lúc thì đại diện nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu, thưa chuyện với gia đình nhà gái về lý do có buổi buổi gặp mặt ngày hôm nay.
Tiếp theo là gia đình nhà gái sẽ đón nhận và tiếp lời nhằm bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn, rồi giới thiệu các thành viên trong buổi gặp mặt và trình bày ý kiến về mong muốn của nhà trai. Nếu nhà gái chấp thuận lời đề nghị đó thì ba mẹ nhà gái sẽ dẫn chú rể và cô dâu đến trước bàn thờ tổ tiên để dâng nén hương trình diện tổ tiên.

Kế tiếp bên gia đình sẽ tiếp tục trò chuyện, thăm hỏi và bàn bạc về những chuyện tương lai như ngày ăn hỏi, ngày cưới, rồi các lễ vật yêu cầu và đi đến thống nhất chung. Cuối cùng, đại diện gia đình nhà gái sẽ mời cơm gia đình hai bên để xây dựng mối tình cảm giữa hai gia đình.
Như vậy, bạn đã hình dung ra được tổng quan buổi dạm ngõ khi nào thích hợp, thủ tục dạm ngõ cần chuẩn bị những gì để được sự chu toàn cho buổi đầu gặp mặt này. Mặc dù, nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng nó cần được chuẩn bị chu đáo để hôn nhân được thuận lợi và tốt đẹp nhất. Thấu hiểu với sự bận rộn và mệt mỏi của bạn Cưới hỏi 17B Hàng Lược xin được trình làng với hơn 100 mẫu tráp dạm ngõ độc nhất tại thị trường Hà Nội sẽ khiến bạn ưng ngay từ ánh nhìn đầu tiên.