Trong lễ ăn hỏi, mỗi một nghi thức, một thành tố lại chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi chúng ta cần phải có những kiến thức khái quát nhất. Trong list bài viết giải đáp của Cưới hỏi 17B Hàng Lược, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã về bê tráp ăn hỏi đúng, chuẩn được thực hiện như thế nào nhé.
1. Bê tráp ăn hỏi được hiểu là gì?
Bê tráp hay với tên gọi khác là bưng quả hoặc bưng lễ. Bê tráp là một phong tục truyền thống trong đám cưới Việt của ta từ xưa đến nay được diễn ra trong ngày ăn hỏi. Đây được xem là một nghi thức vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đến đám cưới của cô dâu, chú rể. Đội hình bê tráp gồm có đội bê tráp nam của nhà trai cùng với đội bê tráp nữ của nhà gái. Và đội bê tráp của nhà trai sẽ trao tráp ăn hỏi cho đội bê tráp của nhà gái. Sự trao đổi đó mang ý nghĩa trao duyên và cầu chúc phúc cho đôi uyên ương lên vợ lên chồng, cùng chung sống thuận hòa trăm năm hạnh phúc.

2. Thủ tục bê tráp tráp ăn hỏi
2.1. Thứ tự bê tráp
Khi bê tráp đám cưới thì gia chủ nên chú ý đến thứ tự bê tráp (thứ tự bê tráp phụ thuộc vào số lượng tráp của nhà trai và nhà gái).

Và bê tráp được thực hiện theo thứ tự từ trước ra sau như:
Đối với lễ ăn hỏi từ 5 tráp ăn hỏi và 7 tráp ăn hỏi gồm có:
– Tráp cau
– ráp rượu thuốc
– Tráp hoa quả/ rồng phượng
– 3 – 4 loại tráp cao: tráp bánh cốm, bánh phu thê hoặc tráp hạt sen
Đối với lễ ăn hỏi từ 9 tráp hỏi và 11 tráp hỏi gồm có:
– Tráp cau
– Tráp rượu thuốc
– Tráp lợn sữa
– Tráp hoa quả/ rồng phượng
– Tráp bia/ nước ngọt
– Tráp xôi
– 3 tráp cao: tráp bánh phu thê, tráp hạt sen, tráp bánh cốm hoặc tráp trà
Lần lượt những tráp sẽ tiến vào nhà gái. Ở ngoài cổng sẽ có đội đỡ lễ nhà gái chờ sẵn để cùng đội bê tráp nam di chuyển vào trong nhà.
2.2. Cách trao lì xì khi bê tráp ăn hỏi
Đội bê tráp hai bên cũng sẽ nhận được những bao lì xì đỏ trước khi đến nhà trao lễ. Sau khi hoàn tất thủ tục trao tráp cho nhau, hai đội bê tráp sẽ tiến hành trao chiếc lì xì đỏ cho nhau. Và cách trao lì xì khi bê tráp cần được sự tỉ mỉ và chăm chút bởi nó như một lời đáp với nhau, đáp của trao duyên, trao hạnh phúc và chúc phúc cho đội bê tráp trong tương lai cũng có một đám cưới, cuộc sống hôn nhân luôn suôn sẻ và hạnh phúc.

3. Những điều cần tránh khi bê tráp ăn hỏi
Việt Nam sở hữu truyền thống chú trọng trong việc chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ dạm ngõ, ăn hỏi cũng như rước dâu. Bởi từ ngàn đời xưa, ông cha ta luôn quan niệm rằng đám cưới làm ngày đẹp sẽ giúp cuộc sống vợ chồng sau này được thuận hòa, hạnh phúc và êm ấm. Và dưới đây là những lưu ý cho những cặp đôi còn chưa hiểu rõ về bê tráp ăn hỏi nên kiêng những gì:
– Theo tử vi, kiêng tuyệt đối cưới hỏi vào những ngày có sao Cô Thần, Quả Tú, Không Phòng bởi những ngày này được nhân gian tương truyền là người vợ sau này sẽ cô quạnh và hiếm con.
– Kiêng cưới hỏi và năm cô dâu đang ở tuổi kim lâu nhằm hạn chế rủi ro về đường con cái, hôn nhân thì không bền chặt.
– Không nên cưới vào tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, tháng Ngưu Lang – Chức Nữ xa nhau.
– Người bê tráp ở đội nhà trai đặc biệt là người bưng quả phải là nam thanh nữ tú và chưa có gia đình. Không nên chọn những người đã có gia đình, có con hoặc hơn tuổi cô dâu, chú rể.
Để có thể nói nói hết về bê tráp trong lễ ăn hỏi thì có thể không dừng lại ở 1 trang giấy. Vì vậy, Cưới hỏi 17B Hàng Lược đã chắt lọc những những thông tin cần thiết nhất để giúp các gia đình và các cặp đôi có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn và lo lắng về tráp cưới hay không nhờ được người đỡ lễ thì Cưới hỏi 17B Hàng Lược xin được gửi đến bạn những mẫu tráp đình đám gây nên sự cạnh tranh lớn nhất trên thị trường dịch vụ cưới hỏi hiện nay và những đội bê tráp nam thanh nữ tú sẽ góp phần giúp lễ ăn hỏi của đôi bạn thêm vui vẻ và viên mãn. Không những vậy Cưới hỏi 17B Hàng Lược còn được khách hàng thập phương biết đến bởi những dịch vụ cưới hỏi khác: tráp dạm ngõ, thuê xe cưới hot nhất 2022, hoa cưới cầm tay, hoa xe cưới và trang trí tiệc cưới tại gia.